Lão hoá da và hiểu về chăm sóc da

LÃO HOÁ LÀ GÌ?

Lão hoá là những thay đổi về thể chất, tinh thần và sinh học của cơ thể.

Lão hoá dẫn đến sự thay đổi da: nếp nhăn, mất đi độ mềm mại của da, tăng, giảm sắc tố da. Và những thay đổi thể chất và tâm lý như: giảm khả năng vận động, vết thương lâu lành hơn, tinh thần giảm sút và hệ thống miễn dịch suy yếu.

Khoa học công nghệ hiện đại ngày nay đã cho phép con người đảo ngược sự tàn phá của quá trình lão hóa thể chất, giúp con người trẻ trung hơn và giúp tinh thần họ được vui vẻ, hạnh phúc hơn.

A – CÁC LOẠI LÃO HOÁ:

  1. Lão hoá da do yếu tố sinh học

Lão hóa sinh học là sự lão hoá từ bên trong do tuổi tác, hoặc do di truyền, dẫn đến thay đổi cấu trúc và chức năng của da.

Tốc độ tái tạo của tế bào biểu bì dần chậm lại từ 28 ngày xuống 40-60 ngày ở người già, da mỏng đi, khiến làn da già nua, khô nhăn và mờ xỉn.

Lão hóa cũng ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, khi da mỏng và khô do lão hoá. Hàng rào bảo vệ da giảm khả năng chữa lành vết thương và chậm chuyển giao chất dinh dưỡng giữa các lớp tế bào.

Các yếu tố góp phần khác vào sự lão hóa sinh học còn gồm tác động tự nhiên như lực hút trái đất, nếp nhăn động, thói xấu gây ra nếp nhăn và thay đổi nội tiết tố.

Trong lớp hạ bì, các nguyên bào sợi bị suy giảm và giảm đi lượng collagen và elastin, dẫn đến hình thành nếp nhăn và mất tính đàn hồi của da.

  1. Lão hoá da do các yếu tố bên ngoài

Lão hóa bên ngoài là do các yếu tố môi trường như: tia cực tím, ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt như gió và khói thuốc lá.

Tia cực tím B (UVB) được coi là tác nhân gây hại nhiều nhất, gây ra bỏng, sạm, cháy nắng, tổn thương DNA và cuối cùng là ung thư da.

Tia cực tím A (UVA) tác nhân gây lão hoá da và hình thành nếp nhăn, chảy xệ..

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên là nguyên nhân chính gây lão hóa da, dẫn đến các nếp nhăn và da thô ráp, khô, tăng sắc tố, tàn nhang, xỉn màu.

Lão hoá & Stress

Stress có một mối quan hệ rất gần với sự phát triển của các bệnh liên quan đến tuổi tác và quá trình lão hóa.

Stress – phản ứng căng thẳng cơ bản là một phản ứng thích nghi của cơ thể.

Tuy nhiên, căng thẳng quá mức hoặc phản ứng có kéo dài sẽ gây tổn hại bản thân, gây ra bệnh và nhanh lão hóa.

B – CẤU TRÚC DA CƠ BẢN:

  1. Collagen:

Da chứa các protein collagen, chiếm 70-80% trọng lượng của lớp trung bì.

Collagen chịu trách nhiệm về độ bền kéo của da.

Collagen bao gồm 4 axit amin: lysine, proline, hydroxylysine và hydroxyproline.

Các loại collagen có nhiều trong da là I và III; sợi neo của chúng tạo thành lưới, chịu trách nhiệm về tính chất cơ học của da.

Collagen khoẻ mạnh sinh sôi bởi các nguyên bào sợi khỏe mạnh.

Khi collagen bị hư hại do tia UV, các gốc tự do, sự chuyển hóa đường kém, hút thuốc… cấu trúc của nó trở nên méo mó, dẫn đến độ đàn hồi da kém, nếp nhăn, khô, mỏng, không đều màu, dễ mẫn cảm.

Ở độ tuổi trẻ quá trình tổng hợp collagen nhanh, sau tuổi 40, collagen suy giảm nhanh chóng.

Vì vậy, để giữ cho collagen của da cân bằng, khi ở một độ tuổi nhất định bạn cần tăng tổng hợp collagen và ngăn ngừa chúng thoái hoá.

  1. Elastine:

Elastin là mạng lưới sợi đàn hồi của da, chiếm 2-4% thể tích lớp trung bì.

Elastin tăng khả năng phục hồi và dẻo dai của làn da.

Nó có nhiệm vụ nối lại các mô da trở về  hình dạng ban đầu sau khi bị kéo căng.

Cũng như collagen, Elastine được sản xuất bởi các tế bào mô liên kết được gọi là nguyên bào sợi (fibroblasts)

  1. Hyaluronic Acid

Ngoài các thành phần chính trong lớp trung bì là Collagen và Elastine –  protein cấu trúc, còn có “chất độn” cung cấp độ đàn hồi cơ học, độ ẩm…

Các chất độn ma trận da chính là Glycosaminoglycans/ GAGs và Hyaluronic acid là Glycans quan trọng nhất (hay còn gọi là Hyaluronan, Hyaluronate hoặc Hyaluronic Acid).

Hyaluronic acid và sinh lý da

Hyaluronic acid có nhiều chức năng trong cơ thể, đặc biệt là trong các mô liên kết.

Các chức năng của HA bao gồm:

  • Giữ độ ẩm.
  • Tăng độ nhớt và giảm độ thấm của dịch ngoại bào.
  • Góp phần vào khả năng phục hồi vật lý và sự mềm mại của da.
  • Thúc đẩy chữa lành mô da.
  • Thiết lập sự di chuyển và phát triển của tế bào.
  • Thiết lập phản ứng miễn dịch và viêm.

Hyaluronic acid và quá trình lão hóa

Lượng HA có trong da giảm dần theo tuổi (sau khi đạt đỉnh ở tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu tuổi trưởng thành).

Thiếu Axit Hyaluronic khiến làn da mất độ ẩm, da trở nên mỏng hơn và kém dẻo dai.

Thiếu hụt HA cũng có thể làm giảm khả năng của da phục hồi da.

  1. Chất béo

Ceramides, cholesterol, axit béo và glucosylceramide tạo thành một tấm đan giữa các không gian nội bào của lớp sừng. Chúng hoạt động như một màng chắn nước hiệu quả.

Hàm lượng lipid giảm dần khi lão hóa và dẫn đến sự chảy xệ và nếp nhăn trên da.

C – NGĂN NGỪA LÃO HÓA DA

Mặc dù không thể đảo ngược quá trình lão hóa sinh học, nhưng những thay đổi về da liên quan đến lão hóa bên ngoài có thể ngăn ngừa được nhờ vào khoa học công nghệ ngày nay.

  1. Bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời

Bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời bằng việc sử dụng các biện pháp bảo vệ ánh sáng khác nhau bao gồm tránh nắng, mặc quần áo bảo vệ, sử dụng kem chống nắng.

Việc sử dụng kem chống nắng được coi là tiêu chuẩn vàng để bảo vệ da khỏi tia cực tím. Kem chống nắng bao gồm kem chống nắng hóa học hoặc vật lý lọc các bước sóng UV tác động đến làn da.

  1. Chăm sóc da cơ bản

Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên có thói quen chăm sóc da hàng ngày. Và đó chính là nền tảng cho các phương pháp điều trị chăm sóc da tiên tiến hơn.

Các bước chăm sóc da cơ bản:

  • Một bước chăm sóc da thông thường sẽ bao gồm các bước sau: rửa / làm sạch, toner (tùy chọn tùy thuộc vào loại da), giữ ẩm và chống nắng. Thực hiện 2 lần/ ngày.
  • Đối với làn da khô hoặc nhạy cảm có thể thực hiện rửa mặt / làm sạch 1 lần/ ngày và dưỡng ẩm hai hoặc nhiều lần mỗi ngày.
  • Một số chuyên gia đưa ra ý kiến tẩy da chết cũng nên là một phần của một thói quen hàng ngày. Tuy nhiên, việc đó có thể dẫn đến dị ứng mãn tính ở một số người. Tẩy da chết 1 đến 2 lần / 1 tuần.
  • Bảo vệ khỏi tia cực tím (cả UVA và UVB) là rất quan trọng, chống nắng được thoa sau khi dùng kem dưỡng ẩm hoặc bước cuối cùng vào ban ngày.
  • Một số sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm có thêm chức năng chặn tia UV và chắc chắn là tốt hơn so với mỹ phẩm không có chống nắng. Tuy nhiên sử dụng kem chống nắng với công thức riêng và đặc biệt sẽ hiệu quả hơn.

3. Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có thể được cung cấp qua da để bổ sung trực tiếp vào cơ thể và da.

Các nghiên cứu khoa học  đã chỉ ra rằng vitamin C và E có khả năng bảo vệ da chống lại bỏng nắng do tia cực tím và phục hồi các tế bào hư tổn do ánh nắng gây ra.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *